Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Thói háo danh và sự suy đồi của con người

PHẠM QUANG LONG
Người xưa đã tổng kết: "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng" để nói về việc công phu như thế nào để xây dựng được một uy tín, để được người đời thừa nhận. Đủ biết, phải cẩn trọng lắm, giữ gìn lắm mới có thể tạo dựng được một chỗ đứng ở đời.
Thế mà ngày nay không chỉ có những kẻ " không ra gì" đã vứt bỏ liêm sỉ, chỉ chăm chăm vào những thứ có lợi cho mình mà cả những "đấng bậc" mũ cao áo dài cũng cởi bỏ mũ áo, quên cả thân phận mình, làm những việc chả ra làm sao cả khiến cho người đời chê cười.
Đã từng có những vị đã được xếp vào loại " thày thiên hạ" mà lại giở trò tháu cáy, ăn gian nói dối, thậm chí còn " mượn" danh, thuổng cả chữ nghĩa của người khác đến mức kiện tụng nhau ra toà. Thảm hại lắm thay.
Có vị danh trùm thiên hạ rồi mà cũng chỉ vì mấy thứ lợi vặt vãnh đã bán cả danh, làm những việc sai trái, thậm chí vớ vẩn, người thường cũng chả làm. Nhục nhã lắm thay.
Xã hội trọng danh, không trọng thực sẽ đẻ ra chuyện mua bán, cho tặng, ban phát các danh hiệu. Tôi đã thấy có ông ghi vào danh thiếp của mình đến hai mươi mấy danh hiệu để chứng tỏ mình là VIP. Những danh ấy có thực nhưng ông chẳng làm cái gì ra hồn cả. Vậy mà ông vẫn tự sướng với cái danh hão của mình. Ông vẫn còn sướng được vì có người vẫn chịu khó ban cho ông và vẫn có người mê những cái hão như ông.
Có thể cười nhưng cũng cay đắng lắm.

Mấy năm trước từng có chuyện người ta muốn gói một cai bánh chưng lớn nhất để dâng lên vua Hùng. Chuyện phiền lòng nhất là đến khi bóc bánh ra mới thấy có kẻ đã độn xốp vào bánh. Lừa dối cả tổ tiên để kiếm danh thì khốn nạn thật.
Năm 2010, trong nhiều hoạt động thật có, mượn màu có đã xuất hiện một" kỷ lục" đáng xấu hổ. Một ông có cái bằng TS đứng ra xin lập một cái viện nghiên cứu tư nhân rồi tự phong là GS VS, viết và in thơ, thuê dịch ra tiếng Anh gửi đi xin giải Nobel văn chương, tổ chức Hội thảo tùm lum. Thế mà cũng có người đứng ra quảng cáo cho. Hai hôm trước còn tổ chức trao tặng cho Trung tâm Di sản của của Thủ đô cái thứ hổ lốn này. Thiết nghĩ, cái gì xứng đáng mới được đưa vào nơi lưu giữ di sản của dân tộc chứ đừng vì cái gì mà biến cái nơi hội tụ tinh hoa dân tộc thành cái kho chứa những thứ tầm tầm, thậm chí cả những thứ chả ra gì cả. Con cháu sẽ lên án đấy,
Đạo đức xã hội đang xuống cấp nhưng cái làm cho người ta rầu nhất sự thay đổi giá trị, phải trái nhập nhèm, chân giả đảo điên, xấu tốt lẫn lộn. Đạo lý, lẽ phải thông thường chả còn được các đấng bậc vốn được coi như
lương tâm, chuẩn mực xã hội coi trọng. Nhiều người cũng xu thời, té nước theo mưa, mưu cầu lợi ích cho riêng mình, mặc kệ dân tình loay hoay lo lấy. Nhiều người khác biết thế nhưng cầu an, đóng cửa làm ngơ theo kiểu " đời đục, riêng ta trong". Xót xa thay.
Bao giờ và làm sao hết những cảnh này? Dân khí nước nhà sao buồn quá vậy!
Phạm Quang Long
(theo Facebook Phạm Quang Long, https://www.facebook.com/long.phamquang.35?fref=nf

2 nhận xét:

  1. "Đã từng có những vị đã được xếp vào loại " thày thiên hạ" mà lại giở trò tháu cáy, ăn gian nói dối, thậm chí còn " mượn" danh, thuổng cả chữ nghĩa của người khác đến mức kiện tụng nhau ra toà. Thảm hại lắm thay"

    Có ai (dám) kiện ra tòa đâu . Đã vậy, học trò của những vị thày đó còn cãi chày cãi cối rằng không thuổng của ai hết, kể cả của thần bạch mi Quản Trọg . Khi cãi không nổi nữa thì bảo những vị thày đó "hấp thụ" (chắc bậc thày về "hấp tinh đại pháp") tư tưởng văn hóa thế giới .

    Tuyệt vời hơn, xây lăng to đùng . Thế là vinh quang chứ thảm hại chỗ nào ?

    "cả những "đấng bậc" mũ cao áo dài cũng cởi bỏ mũ áo, quên cả thân phận mình"

    Những bậc "mũ cao áo dài" nhớ, ngay cả khi làm những việc tồi bại cũng đừng nên cởi bỏ mũ áo .

    "Tôi đã thấy có ông ghi vào danh thiếp của mình đến hai mươi mấy danh hiệu để chứng tỏ mình là VIP"

    Oh, tốt quá . Dân mình học được tư duy của các vị lãnh đạo thế hệ vàng rồi . Ngày xưa 1 vị lãnh đạo kiêm giá chót cũng phải 14 chức . Có điều các trí thức ngày nay cần phải học nhiều . Ngày xưa, các vị lãnh đạo cũng giác ngộ cách mạng từ tiểu học, rồi thoát ly, aka, bỏ học . Các vị trí thức nên học tập điều này, bỏ học khoảng lớp 4, 5 gì đấy . Khả năng làm lãnh đạo tỷ lệ thuận với "thoát ly sớm".

    "Thiết nghĩ, cái gì xứng đáng mới được đưa vào nơi lưu giữ di sản của dân tộc chứ đừng vì cái gì mà biến cái nơi hội tụ tinh hoa dân tộc thành cái kho chứa những thứ tầm tầm, thậm chí cả những thứ chả ra gì cả. Con cháu sẽ lên án đấy"

    Con cháu không lên án đâu, vẫn còn kính trọng các bác lắm, nhất là các bác vẫn còn tự hào về con đường đấu tranh cho nền độc đảng toàn trị dân tộc .

    "nhưng cái làm cho người ta rầu nhất sự thay đổi giá trị"

    Đạo đức cách mạng đang dần dần thắng thế, tại sao lại rầu rĩ ? Phải hồ hởi phấn khởi như ngày xưa chứ!

    "Mấy năm trước từng có chuyện người ta muốn gói một cai bánh chưng lớn nhất để dâng lên vua Hùng. Chuyện phiền lòng nhất là đến khi bóc bánh ra mới thấy có kẻ đã độn xốp vào bánh. Lừa dối cả tổ tiên để kiếm danh thì khốn nạn thật."

    Mấy chục năm trước, từng có chuyện người ta phát động đủ thứ, cướp chính quyền, cải cách ruộng đất, chiến tranh ... nhân danh yêu nước . Tới giờ biết tỏng tòng tong độn chủ nghĩa xã hội mà vẫn còn rất nhiều người "mũ cao áo dài" lẫn fans cuồng của đám "mũ cao áo dài" ủng hộ yêu nước độn chủ nghĩa xã hội . Có sao đâu ? Có ai (dám) gọi là khốn nạn đâu ?

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa